TRÀ BỒNG TÍCH CỰC BẢO TỒN PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC CO
19/04/2024 17:14 149
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 08/9/2021 của Huyện ủy về Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Trà Bồng, thời gian qua, trên các địa phương miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện, nhiều cá nhân là nghệ nhân, người uy tín và các cơ quan, đơn vị trường học đã tích cực tham gia gìn giữ, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Nghệ thuật cồng chiêng của dân tộc Co ở huyện Trà Bồng, là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó, đấu chiêng là một trong những sinh hoạt văn hóa nổi bật, độc đáo. Thời gian qua, cấp ủy đảng và chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa quý giá trong cộng đồng người Co ở Trà Bồng, nhất là thế hệ trẻ.
Để cụ thể hóa các mục tiêu chỉ tiêu mà Nghị quyết 02 của Huyện ủy Trà Bồng về Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa DTTS giai đoạn 2021 – 2030 đã đề ra, trong năm 2024, theo kế hoạch, huyện Trà Bồng sẽ tổ chức 01 Hội diễn nghệ thuật quần chúng huyện Trà Bồng; 02 lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ, nghề tuyền thống; Trùng tu, tôn tạo 01 di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia; Đề nghị công nhận 01 di tích cấp tỉnh, 01 danh lam thắng cảnh cấp tỉnh và thành lập đội 07 văn nghệ truyền thống cấp xã, cấp thôn.
Cách đây 2 năm, xã Trà Thủy đã tổ chức Đại hội Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Co lần thứ nhất, giai đoạn 2022 – 2027. Từ đó đến nay, câu lạc bộ đã phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm vũng như tâm huyết trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc thông qua việc tham gia biểu diễn tại các chương trình, sự kiện do địa phương tổ chức. Đồng thời tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa dân tộc do Phòng giáo dục, các trường học, Phòng Văn hóa Thông tin tổ chức. Từ đó đã góp phần tích cực lưu truyền văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ.
Nghệ nhân Nhân dân Hồ Ngọc An khi đó đã rất phẩn khởi: anh em chúng tôi rất vui khi có Câu lạc bộ này. Từ nay sẽ có nơi sinh hoạt văn hóa chất lượng, hiệu quả. Chúng tôi sẽ nỗ lực giữ gìn và truyền dạy lại cho con cháu…. Và chính Nghệ nhân Nhân dân Hồ Ngọc An đã cùng các thành viên trong câu lạc bộ đã tích cực tham gia các lớp truyền dạy trong hơn 2 năm qua.
Tại huyện Trà Bồng cùng với nghệ nhân Nhân dân Hồ Ngọc An, Hồ Văn Đường còn có các nghệ nhân Hồ Văn Biên, Hồ Văn Vương, Hồ Văn Ninh, Hồ Văn Xu... là những nghệ nhân tiêu biểu, tham gia rất nhiều tiết mục biểu diễn tại các hội thi lớn nhỏ trong và ngoài huyện. Họ đã và đang làm tốt việc gìn giữ, truyền dạy văn hóa dân tộc Co trong cộng đồng.
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS trong trường học, những năm gần đây, ngành Giáo dục huyện Trà Bồng đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức các hoạt động bảo tồn văn hóa trong học đường. Cụ thể như mở lớp truyền dạy cồng chiêng cho giáo viên các trường học vùng đồng bào DTTS và cho học sinh là con em đồng bào DTTS; thành lập các CLB cồng chiêng trong nhà trường; tổ chức các hoạt động, sinh hoạt chuyên đề về văn hóa, giúp học sinh hiểu biết, tự hào về văn hóa dân tộc, từ đó có ý thức bảo tồn, gìn giữ.
Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Trà Bồng Đinh Thị Thu Hương đã nói: “Không đi thì sẽ không tới, việc truyền dạy văn hóa dân tộc trong học đường không phải là việc dễ dàng. Chính vì nó khó mà ta không làm thì sẽ không bao giờ thực hiện được. Vì vậy lần này phòng có một quyết tâm rất là cao, vvới mong muốn là sau khi các thầy cô tiếp thu được các kiến thức văn hóa sẽ tham mưu cho lãnh đạo nhà trường tiếp tục nhiệm vụ truyền dạy lại cho học sinh, chính các em học sinh sẽ là những người làm tốt việc phát huy giá trị văn hóa này”.
Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Trà Thủy là trường học đầu tiên trong huyện thành lập Câu lạc bộ văn hóa dân tộc Co trong học sinh. Câu lạc bộ có 30 thành viên gồm các em học sinh có niềm yêu thích, đam mê với văn hóa dân tộc và một số thầy cô giáo nhà trường đã được tập huấn đánh cồng chiêng, múa cà đáo.
Cô Dương Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Trà Thủy cho hay: Trong nhiều năm nay, nhà trường đã rất quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Trong hoạt động giảng dạy nhà trường đã hướng dẫn giáo viên lồng ghép các nội dung về văn hóa dân tộc trong các tiết dạy ở các bộ môn liên quan, các tiết học trải nghiệm, nhà trường cũng đã tổ chức rất nhiều các hoạt động bảo tồn văn hóa cho học sinh như tổ chức Tết Ngã rạ có các món ăn truyền thống như gói các loại bánh đặc trưng của đồng bào, tổ chức đánh cồng chiêng, múa cà đáo, mời nghệ nhân về dạy cồng chiêng, múa cà đáo cho học sinh..….
Việc bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa của đồng bào các DTTS được xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, xuyên suốt, lâu dài... Do vậy, huyện Trà Bồng đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp bảo tồn, phát huy để văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Để cụ thể hóa các mục tiêu chỉ tiêu mà Nghị quyết 02 của Huyện ủy Trà Bồng về Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa DTTS giai đoạn 2021 – 2030 đã đề ra, trong năm 2024, theo kế hoạch, huyện Trà Bồng sẽ tổ chức 01 Hội diễn nghệ thuật quần chúng huyện Trà Bồng; 02 lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ, nghề tuyền thống; Trùng tu, tôn tạo 01 di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia; Đề nghị công nhận 01 di tích cấp tỉnh, 01 danh lam thắng cảnh cấp tỉnh và thành lập đội 07 văn nghệ truyền thống cấp xã, cấp thôn.
Cách đây 2 năm, xã Trà Thủy đã tổ chức Đại hội Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Co lần thứ nhất, giai đoạn 2022 – 2027. Từ đó đến nay, câu lạc bộ đã phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm vũng như tâm huyết trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc thông qua việc tham gia biểu diễn tại các chương trình, sự kiện do địa phương tổ chức. Đồng thời tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa dân tộc do Phòng giáo dục, các trường học, Phòng Văn hóa Thông tin tổ chức. Từ đó đã góp phần tích cực lưu truyền văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ.
Nghệ nhân Nhân dân Hồ Ngọc An khi đó đã rất phẩn khởi: anh em chúng tôi rất vui khi có Câu lạc bộ này. Từ nay sẽ có nơi sinh hoạt văn hóa chất lượng, hiệu quả. Chúng tôi sẽ nỗ lực giữ gìn và truyền dạy lại cho con cháu…. Và chính Nghệ nhân Nhân dân Hồ Ngọc An đã cùng các thành viên trong câu lạc bộ đã tích cực tham gia các lớp truyền dạy trong hơn 2 năm qua.
Tại huyện Trà Bồng cùng với nghệ nhân Nhân dân Hồ Ngọc An, Hồ Văn Đường còn có các nghệ nhân Hồ Văn Biên, Hồ Văn Vương, Hồ Văn Ninh, Hồ Văn Xu... là những nghệ nhân tiêu biểu, tham gia rất nhiều tiết mục biểu diễn tại các hội thi lớn nhỏ trong và ngoài huyện. Họ đã và đang làm tốt việc gìn giữ, truyền dạy văn hóa dân tộc Co trong cộng đồng.
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS trong trường học, những năm gần đây, ngành Giáo dục huyện Trà Bồng đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức các hoạt động bảo tồn văn hóa trong học đường. Cụ thể như mở lớp truyền dạy cồng chiêng cho giáo viên các trường học vùng đồng bào DTTS và cho học sinh là con em đồng bào DTTS; thành lập các CLB cồng chiêng trong nhà trường; tổ chức các hoạt động, sinh hoạt chuyên đề về văn hóa, giúp học sinh hiểu biết, tự hào về văn hóa dân tộc, từ đó có ý thức bảo tồn, gìn giữ.
Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Trà Bồng Đinh Thị Thu Hương đã nói: “Không đi thì sẽ không tới, việc truyền dạy văn hóa dân tộc trong học đường không phải là việc dễ dàng. Chính vì nó khó mà ta không làm thì sẽ không bao giờ thực hiện được. Vì vậy lần này phòng có một quyết tâm rất là cao, vvới mong muốn là sau khi các thầy cô tiếp thu được các kiến thức văn hóa sẽ tham mưu cho lãnh đạo nhà trường tiếp tục nhiệm vụ truyền dạy lại cho học sinh, chính các em học sinh sẽ là những người làm tốt việc phát huy giá trị văn hóa này”.
Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Trà Thủy là trường học đầu tiên trong huyện thành lập Câu lạc bộ văn hóa dân tộc Co trong học sinh. Câu lạc bộ có 30 thành viên gồm các em học sinh có niềm yêu thích, đam mê với văn hóa dân tộc và một số thầy cô giáo nhà trường đã được tập huấn đánh cồng chiêng, múa cà đáo.
Cô Dương Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Trà Thủy cho hay: Trong nhiều năm nay, nhà trường đã rất quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Trong hoạt động giảng dạy nhà trường đã hướng dẫn giáo viên lồng ghép các nội dung về văn hóa dân tộc trong các tiết dạy ở các bộ môn liên quan, các tiết học trải nghiệm, nhà trường cũng đã tổ chức rất nhiều các hoạt động bảo tồn văn hóa cho học sinh như tổ chức Tết Ngã rạ có các món ăn truyền thống như gói các loại bánh đặc trưng của đồng bào, tổ chức đánh cồng chiêng, múa cà đáo, mời nghệ nhân về dạy cồng chiêng, múa cà đáo cho học sinh..….
Việc bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa của đồng bào các DTTS được xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, xuyên suốt, lâu dài... Do vậy, huyện Trà Bồng đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp bảo tồn, phát huy để văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.