TRIỂN VỌNG TỪ DỰ ÁN NUÔI BÒ THEO NHÓM CỘNG ĐỒNG
09/05/2024 21:39 135
Những đàn bò mập mạp, căng tràn sức sống, những người nông dân rạng rỡ, thoăn thoắt cắt cỏ, cho bò ăn, kéo nước cho bò uống, những đám cỏ voi tươi tốt trên các sườn đồi là những hình ảnh tươi sáng trên vùng đất nghèo xã Sơn Trà, huyện vùng cao Trà Bồng. Đây là những đàn bò nuôi theo hình thức nhóm cộng đồng. Dự án giảm nghèo được triển khai hơn 5 tháng qua trên địa bàn xã đã đem lại những tín hiệu tích cực trên hành trình giảm nghèo của đồng bào nơi đây. Tín hiệu vui
Từ nguồn vốn chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình Giảm nghèo bền vững, qua khảo sát, lấy ý kiến của bà con, năm 2023, xã Sơn Trà đã triển khai dự án nuôi bò theo nhóm cộng đồng. Dự án triển khai đến 5 thôn trên toàn xã. Mỗi thôn có từ 2 đến 3 nhóm hộ. Mỗi nhóm từ 5 đến 6 hộ, mỗi hộ được hỗ trợ từ 2 đến 3 con bò tuỳ đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Những hộ trong nhóm sẽ cùng nhau dựng một chuồng trại dài với nhiều ngăn, mỗi hộ nhốt bò trong một ngăn, cùng nhau chăm sóc đàn bò từ 15 đến 20 con. Trong mỗi nhóm đều có một hộ làm nhóm trưởng, đây phải là hộ thoát nghèo, biết làm ăn, phát triển kinh tế để dẫn dắt, giúp đỡ các hộ còn lại trong nhóm.
Các hộ trong nhóm sẽ phân công nhau luân phiên chăm sóc, chăn thả đàn bò. “Nhóm tổ 1 thôn Hà chúng tôi có 6 hộ, nuôi 16 con bò. Trong tuần sẽ luân phiên, mỗi ngày có 2 hộ sẽ đảm nhiệm việc chăn thả bò ăn trên rấy, đưa về chuồng, cho bò uống nước. Mỗi hộ gia đình tự trồng cỏ, chặt cỏ mang đến chuồng rồi người trực ngày đó sẽ cho bò ăn, làm như vậy rất đỡ công chăm sóc, chăn thả cho bà con, để có thời gian làm việc khác”. Anh Hồ Văn Bưởi, nhóm trưởng tổ 1 thôn Hà cho hay.
Xung quanh khu vực chuồng nuôi bò nhóm hộ, bà con trồng cỏ mọc xanh um, tươi tốt, đảm bảo thức ăn hàng ngày cho bò. Ngoài ra, bà con còn chặt cây chuối rừng băm nhỏ làm thức ăn cho bò. Khi nuôi theo nhóm hộ, có hộ dẫn dắt, hướng dẫn, đàn bò được chăm sóc chu đáo. “Khi bò bị bệnh như tiêu chảy, xù lông hay vấn đề gì, trưởng nhóm là người có kinh nghiệm, hiểu biết sẽ kiểm tra, hướng dẫn bà con mua thuốc trị bệnh hay gọi thú y tiêm phòng ngay, nhờ vậy đàn bò phát triển khoẻ mạnh, lớn nhanh”, anh Hồ Văn Diệu, trưởng thôn Hà, cũng là nhóm trưởng nhóm cộng đồng tổ 2 thôn Hà.
Đàn bò nuôi theo nhóm hộ ở xã Sơn Trà đang phát triển rất tốt, con nào cũng mập mạp, căng tròn. Có hộ còn may mắn khi bò sinh đã được bê con 1 đến 2 tháng. “Thấy bò lớn nhanh, bò mình mang thai trước khi được cấp nên sau khi nuôi 4 tháng đã sinh được nghé con, vui lắm, cố gắng chăm sóc cho nó mau lớn”, chị Nguyễn Thị Lan ở thôn Hà vui mừng.
Toàn xã hiện có 14 nhóm hộ với 79 hộ tham gia nuôi 227 con bò giống. Bước đầu qua 5 tháng triển khai dự án, đàn bò lớn nhanh, bà con đồng lòng, phấn khởi.
Khi ý Đảng hợp với lòng dân
Theo Bí thư Đảng uỷ xã SƠn Trà Bùi Tấn Trưởng, để triển khai dự án này, Đảng uỷ xã đã bàn bạc, thống nhất chủ trương, giao các chi bộ thôn tích cực triển khai đến đảng viên tuyên truyền vận động bà con. Đặc biệt là cùng thống nhất giao các đồng chí trưởng thôn, người uy tín, đảng viên làm kinh tế khá làm trưởng các nhóm hộ để làm người dầu tàu dẫn dắt, hướng dẫn, giúp đỡ định hướng cho bà con trong chăn nuôi. Nhờ đó, dự án nuôi bò cộng đồng trên địa bàn xã diễn ra rất suôn sẻ, đem lại kết quả bước đầu rất khả quan.
Trước nay, người dân miền núi có tập tục chăn thả rông gia súc. Điều này vừa giảm hiệu quả kinh tế, bò chậm lớn, bệnh chết do nắng nóng, mưa lạnh vừa ảnh hưởng vệ sinh môi trường, phá hại sản xuất, gây ra nhiều vấn đề bức xúc trong nội bộ người dân, cộng đồng dân cư… Dự án nuôi bò cộng đồng đã góp phần hạn chế tình trạng thả rông, bà con biết chăm sóc đàn bò tốt hơn. Người dân tham gia dự án còn được tập huấn kĩ thuật chăn nuôi, chăm sóc đàn bò, hướng dẫn trồng cỏ, dự trữ thức ăn như rơm rạ khô sau thu hoạch lúa để làm thức ăn cho bò. Anh Phạm Hùng Thanh, PCT UBND Sơn Trà cho hay: Nhờ tuyên truyền vận động tốt của cấp uỷ, chính quyền thôn, xã, phân tích cái lợi, cái tốt của dự án và sau đó là thực hiện hiệu quả bước đầu đã tạo khí thế phấn khởi trong bà con, ai cũng nỗ lực làm thật tốt. Xã, thôn thường xuyên kiểm tra, theo dõi, nắm bắt tình hình chăn nuôi của bà con để có sự hỗ trợ kịp thời.
Khi đàn bò phát triển tốt, các nhóm hộ đang cùng nhau bàn bạc mua bò đực giống để phối giống, sinh sản, tăng đàn, đồng thời mở rộng số hộ tham gia. “hiện nay, bà con trong nhóm đang có kế hoạch góp người 1 đến 2 triệu để mua bò đực giống về nuôi để phối giống, trong tương lai lâu dài sẽ tính tới mở rộng số hộ trong nhóm. Khi thu lợi nhuận từ đàn bò sẽ góp vốn quay vòng cho các hộ muốn tham gia mô hình vay vốn mua bò để nuôi cùng, mở rộng nhóm hộ”. Trưởng thôn Hà Hồ Văn Diệu chia sẻ.
Theo kế hoạch, dự án sẽ triển khai thực hiện trong 3 năm. Xã sẽ có tổng kết đánh giá và nhân rộng nếu đạt hiệu quả cao. “Trong năm 2024, xã sẽ tiếp tục triển khai các dự án cộng đồng theo nhu cầu của bà con, theo đặc điểm vùng hay điều kiện kinh tế, có thể là dự án nuôi dê, nuôi trâu theo nhóm cộng đồng. Xã xem đây là một trong những hướng đi chính trong hành trình giảm nghèo bền vững”. Bí thư Đảng uỷ xã SƠn Trà Bùi Tấn Trưởng cho biết thêm.
Theo chỉ tiêu huyện giao, trong năm 2024, toàn xã Sơn Trà sẽ giảm 154 hộ nghèo, 98 hộ cận nghèo, tăng gấp 4 lần so với năm 2023, đây là một thách thức không nhỏ với đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Sơn Trà. Tuy nhiên, một tín hiệu vui là ngay trong tháng 1/2024, có 70 hộ dân đã tự nguyện đến uỷ ban xã đăng kí thoát nghèo. Tin rằng, với những nỗ lực, đồng lòng của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân cùng các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, những tín hiệu tích cực từ dự án nuôi bò theo nhóm cộng đồng sẽ là động lực mạnh mẽ, khơi dậy niềm tin, ý chí vươn lên thoát nghèo bền vững ở mỗi người dân./.
Các hộ trong nhóm sẽ phân công nhau luân phiên chăm sóc, chăn thả đàn bò. “Nhóm tổ 1 thôn Hà chúng tôi có 6 hộ, nuôi 16 con bò. Trong tuần sẽ luân phiên, mỗi ngày có 2 hộ sẽ đảm nhiệm việc chăn thả bò ăn trên rấy, đưa về chuồng, cho bò uống nước. Mỗi hộ gia đình tự trồng cỏ, chặt cỏ mang đến chuồng rồi người trực ngày đó sẽ cho bò ăn, làm như vậy rất đỡ công chăm sóc, chăn thả cho bà con, để có thời gian làm việc khác”. Anh Hồ Văn Bưởi, nhóm trưởng tổ 1 thôn Hà cho hay.
Xung quanh khu vực chuồng nuôi bò nhóm hộ, bà con trồng cỏ mọc xanh um, tươi tốt, đảm bảo thức ăn hàng ngày cho bò. Ngoài ra, bà con còn chặt cây chuối rừng băm nhỏ làm thức ăn cho bò. Khi nuôi theo nhóm hộ, có hộ dẫn dắt, hướng dẫn, đàn bò được chăm sóc chu đáo. “Khi bò bị bệnh như tiêu chảy, xù lông hay vấn đề gì, trưởng nhóm là người có kinh nghiệm, hiểu biết sẽ kiểm tra, hướng dẫn bà con mua thuốc trị bệnh hay gọi thú y tiêm phòng ngay, nhờ vậy đàn bò phát triển khoẻ mạnh, lớn nhanh”, anh Hồ Văn Diệu, trưởng thôn Hà, cũng là nhóm trưởng nhóm cộng đồng tổ 2 thôn Hà.
Đàn bò nuôi theo nhóm hộ ở xã Sơn Trà đang phát triển rất tốt, con nào cũng mập mạp, căng tròn. Có hộ còn may mắn khi bò sinh đã được bê con 1 đến 2 tháng. “Thấy bò lớn nhanh, bò mình mang thai trước khi được cấp nên sau khi nuôi 4 tháng đã sinh được nghé con, vui lắm, cố gắng chăm sóc cho nó mau lớn”, chị Nguyễn Thị Lan ở thôn Hà vui mừng.
Toàn xã hiện có 14 nhóm hộ với 79 hộ tham gia nuôi 227 con bò giống. Bước đầu qua 5 tháng triển khai dự án, đàn bò lớn nhanh, bà con đồng lòng, phấn khởi.
Khi ý Đảng hợp với lòng dân
Theo Bí thư Đảng uỷ xã SƠn Trà Bùi Tấn Trưởng, để triển khai dự án này, Đảng uỷ xã đã bàn bạc, thống nhất chủ trương, giao các chi bộ thôn tích cực triển khai đến đảng viên tuyên truyền vận động bà con. Đặc biệt là cùng thống nhất giao các đồng chí trưởng thôn, người uy tín, đảng viên làm kinh tế khá làm trưởng các nhóm hộ để làm người dầu tàu dẫn dắt, hướng dẫn, giúp đỡ định hướng cho bà con trong chăn nuôi. Nhờ đó, dự án nuôi bò cộng đồng trên địa bàn xã diễn ra rất suôn sẻ, đem lại kết quả bước đầu rất khả quan.
Trước nay, người dân miền núi có tập tục chăn thả rông gia súc. Điều này vừa giảm hiệu quả kinh tế, bò chậm lớn, bệnh chết do nắng nóng, mưa lạnh vừa ảnh hưởng vệ sinh môi trường, phá hại sản xuất, gây ra nhiều vấn đề bức xúc trong nội bộ người dân, cộng đồng dân cư… Dự án nuôi bò cộng đồng đã góp phần hạn chế tình trạng thả rông, bà con biết chăm sóc đàn bò tốt hơn. Người dân tham gia dự án còn được tập huấn kĩ thuật chăn nuôi, chăm sóc đàn bò, hướng dẫn trồng cỏ, dự trữ thức ăn như rơm rạ khô sau thu hoạch lúa để làm thức ăn cho bò. Anh Phạm Hùng Thanh, PCT UBND Sơn Trà cho hay: Nhờ tuyên truyền vận động tốt của cấp uỷ, chính quyền thôn, xã, phân tích cái lợi, cái tốt của dự án và sau đó là thực hiện hiệu quả bước đầu đã tạo khí thế phấn khởi trong bà con, ai cũng nỗ lực làm thật tốt. Xã, thôn thường xuyên kiểm tra, theo dõi, nắm bắt tình hình chăn nuôi của bà con để có sự hỗ trợ kịp thời.
Khi đàn bò phát triển tốt, các nhóm hộ đang cùng nhau bàn bạc mua bò đực giống để phối giống, sinh sản, tăng đàn, đồng thời mở rộng số hộ tham gia. “hiện nay, bà con trong nhóm đang có kế hoạch góp người 1 đến 2 triệu để mua bò đực giống về nuôi để phối giống, trong tương lai lâu dài sẽ tính tới mở rộng số hộ trong nhóm. Khi thu lợi nhuận từ đàn bò sẽ góp vốn quay vòng cho các hộ muốn tham gia mô hình vay vốn mua bò để nuôi cùng, mở rộng nhóm hộ”. Trưởng thôn Hà Hồ Văn Diệu chia sẻ.
Theo kế hoạch, dự án sẽ triển khai thực hiện trong 3 năm. Xã sẽ có tổng kết đánh giá và nhân rộng nếu đạt hiệu quả cao. “Trong năm 2024, xã sẽ tiếp tục triển khai các dự án cộng đồng theo nhu cầu của bà con, theo đặc điểm vùng hay điều kiện kinh tế, có thể là dự án nuôi dê, nuôi trâu theo nhóm cộng đồng. Xã xem đây là một trong những hướng đi chính trong hành trình giảm nghèo bền vững”. Bí thư Đảng uỷ xã SƠn Trà Bùi Tấn Trưởng cho biết thêm.
Theo chỉ tiêu huyện giao, trong năm 2024, toàn xã Sơn Trà sẽ giảm 154 hộ nghèo, 98 hộ cận nghèo, tăng gấp 4 lần so với năm 2023, đây là một thách thức không nhỏ với đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Sơn Trà. Tuy nhiên, một tín hiệu vui là ngay trong tháng 1/2024, có 70 hộ dân đã tự nguyện đến uỷ ban xã đăng kí thoát nghèo. Tin rằng, với những nỗ lực, đồng lòng của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân cùng các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, những tín hiệu tích cực từ dự án nuôi bò theo nhóm cộng đồng sẽ là động lực mạnh mẽ, khơi dậy niềm tin, ý chí vươn lên thoát nghèo bền vững ở mỗi người dân./.