NGƯỜI PHỤ NỮ VÙNG CAO CHĂM CHỈ LÀM ĂN, THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG
Chưa đến 35 tuổi nhưng chị Nga cùng chồng đã xây dựng được cho mình một ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi. Theo chị, cách đây gần 4 năm, hai vợ chồng chị quyết định xây ngôi nhà mới hơn 700 triệu đồng. Số tiền được tích cóp sau nhiều năm chịu khó làm ăn, tiết kiệm và vay thêm ngân hàng. Kinh tế của gia đình chủ yếu là trồng quế, keo và chăn nuôi bò, heo. Tính riêng thu hoạch quế mỗi năm mang lại thu nhập cho gia đình khoảng 80 triệu đồng.
Theo chị Nga, để phát triển kinh tế gia đình, trước tiên là phải chịu khó, chịu cực, tiết kiệm đồng tiền, tích cóp mới làm được công việc khác, có nhà ở, hồi chưa có nhà ở mình thấy nhà người ta mưa thì không dột, bão thì ổn định, mình thấy nhà mình chưa đảm bảo mấy, mình ước gì làm nhà như họ, rồi mình có nhà ở rồi thì mình mới làm công việc khác, cây keo, cây quế này kia.
Cách làm ăn lâu nay của chị Nga là lấy ngắn nuôi dài. Chăn nuôi heo, bò là lấy ngắn, sau đó bán lấy tiền để đầu tư trồng keo, trồng quế. Lúc gia đình còn khó khăn, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội đã trợ lực cho chị rất nhiều.
Chị Nga chia sẻ: Hồi xưa mới đầu kinh tế còn nhỏ quá, chị vay tiền của Nhà nước chị mua bò chị nuôi. 3,4 năm chị bán lại con bò đó rồi chị mới làm kinh tế lâu dài.
Chị Nga cũng là một trong những hộ gia đình đầu tiên ở xã Trà Tây nuôi cá nước ngọt. 6 năm trước, tận dụng mặt nước sẵn có, chị Nga đã đào ao để nuôi cá trắm cỏ. Sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên nên giúp chị tiết kiệm được chi phí mua thức ăn cho cá. Chị cũng rất chịu khó học hỏi cách chăm sóc, vệ sinh tiêu độc khử trùng ao nuôi nên cá phát triển tốt. Gia đình vừa có nguồn thức ăn, vừa có thêm nguồn thu nhập để đầu tư phát triển kinh tế.
Chị Hồ Thị Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Trà Tây cho hay: Chị Nga ngoài phát triển kinh tế bền vững rồi, chị cũng hay giúp đỡ những gia đình, hội viên có hoàn cảnh khó khăn, ví dụ như có người nhà mất là chị cho mượn tiền để phát triển kinh tế, hay có hộ gặp hoạn nạn ốm đau, chị cho mượn để điều trị bệnh, tiền lãi thì không tính lãi, chỉ cho mượn vậy thôi.
Cuộc sống gia đình giờ đã khấm khá hơn nhưng chị Nga vẫn luôn siêng năng lao động. Nhờ chịu khó lao động, tiết kiệm chi tiêu đã giúp gia đình chị vượt qua khó khăn. Bản thân chị đã khẳng định được vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Tấm gương người phụ nữ vùng cao chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế gia đình ở huyện vùng cao Trà Bồng đã và đang góp phần tạo động lực, niềm tin trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện./.
Theo chị Nga, để phát triển kinh tế gia đình, trước tiên là phải chịu khó, chịu cực, tiết kiệm đồng tiền, tích cóp mới làm được công việc khác, có nhà ở, hồi chưa có nhà ở mình thấy nhà người ta mưa thì không dột, bão thì ổn định, mình thấy nhà mình chưa đảm bảo mấy, mình ước gì làm nhà như họ, rồi mình có nhà ở rồi thì mình mới làm công việc khác, cây keo, cây quế này kia.
Cách làm ăn lâu nay của chị Nga là lấy ngắn nuôi dài. Chăn nuôi heo, bò là lấy ngắn, sau đó bán lấy tiền để đầu tư trồng keo, trồng quế. Lúc gia đình còn khó khăn, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội đã trợ lực cho chị rất nhiều.
Chị Nga chia sẻ: Hồi xưa mới đầu kinh tế còn nhỏ quá, chị vay tiền của Nhà nước chị mua bò chị nuôi. 3,4 năm chị bán lại con bò đó rồi chị mới làm kinh tế lâu dài.
Chị Nga cũng là một trong những hộ gia đình đầu tiên ở xã Trà Tây nuôi cá nước ngọt. 6 năm trước, tận dụng mặt nước sẵn có, chị Nga đã đào ao để nuôi cá trắm cỏ. Sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên nên giúp chị tiết kiệm được chi phí mua thức ăn cho cá. Chị cũng rất chịu khó học hỏi cách chăm sóc, vệ sinh tiêu độc khử trùng ao nuôi nên cá phát triển tốt. Gia đình vừa có nguồn thức ăn, vừa có thêm nguồn thu nhập để đầu tư phát triển kinh tế.
Chị Hồ Thị Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Trà Tây cho hay: Chị Nga ngoài phát triển kinh tế bền vững rồi, chị cũng hay giúp đỡ những gia đình, hội viên có hoàn cảnh khó khăn, ví dụ như có người nhà mất là chị cho mượn tiền để phát triển kinh tế, hay có hộ gặp hoạn nạn ốm đau, chị cho mượn để điều trị bệnh, tiền lãi thì không tính lãi, chỉ cho mượn vậy thôi.
Cuộc sống gia đình giờ đã khấm khá hơn nhưng chị Nga vẫn luôn siêng năng lao động. Nhờ chịu khó lao động, tiết kiệm chi tiêu đã giúp gia đình chị vượt qua khó khăn. Bản thân chị đã khẳng định được vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Tấm gương người phụ nữ vùng cao chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế gia đình ở huyện vùng cao Trà Bồng đã và đang góp phần tạo động lực, niềm tin trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện./.
Tin, ảnh: Nhị Phương
Nguồn:admin.quangngai.gov.vn Sao chép liên kết