VỐN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH GIÚP ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÀ BỒNG GIẢM NGHÈO
Cũng như nhiều phụ nữ miền núi không có việc làm ổn định, chị Hồ Thị Nghị, ở thôn Sơn Bàn, xã Trà Sơn hàng ngày chủ yếu đi làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống. Sau nhờ xem truyền hình, nghe phát thanh về các chương trình nông nghiệp, nông thôn, các chuyên mục “Bạn của nhà nông” kết hợp tham gia sinh hoạt ở chi hội phụ nữ thôn, chị Nghị đã biết đến nhiều mô hình kinh tế thiết thực, hiệu quả, có thể áp dụng, làm theo ngay tại nhà. Từ đó, vợ chồng chị tìm tòi, học nghề nấu rượu truyền thống và làm chuồng trại để chăn nuôi heo, gà, vịt. Ban đầu, với số vốn ít ỏi, vợ chồng chị chăn nuôi vài con heo nái để phát triển đàn lên dần.
Năm 2015, chị được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi dành cho hộ nghèo ở ngân hàng Chính sách xã hội. Thấy được đây là cơ hội để mở rộng quy mô chăn nuôi. Chị đã bàn bạc với chồng và mạnh dạn vay vốn, để mở rộng chuồng trại và mua thêm con giống. Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi 50 triệu đồng và học hỏi cách chăn nuôi khoa học, kinh tế gia đình chị ngày một phát triển ổn định. Trung bình mỗi năm, gia đình chị xuất bán hơn 100 con heo thịt, gần 200 con gà, vịt…
Còn vợ chồng anh Hồ Văn Cưu ở thôn Kà Tinh xã Trà Sơn những năm gần đây đã trở thành tấm gương gia đình trẻ tiêu biểu trong làm ăn, phát triển kinh tế. Từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, vợ chồng anh đã bàn bạc, cùng nhau làm kinh tế. Năm 2023 anh được nhà nước hỗ trợ bò giống. Sẵn đất vườn nhà anh, anh vay thêm nguồn hỗ trợ sản suất từ Ngân hàng CSXH 50 triệu đồng để đầu tư mở rộng chuồng trại, nuôi heo lấy thịt, nuôi cá trê….vợ buôn bán nhỏ với quày hàng tạp hoá. Hiện nay thu nhập của gia đình đã tương đối ổn định, anh chính thức thoát nghèo từ cuối năm 2023.
Tại huyện Trà Bồng, nguồn vốn vay ưu đãi qua ngân hàng chính sách xã hội huyện tính đến 30/09/2024, doanh số cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trà Bồng đạt trên 110 tỷ đồng, với 2.126 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính khác được vay vốn để phát triển kinh tế, tạo việc làm.
Doanh số cho vay tập trung ở các chương trình tín dụng như hộ nghèo; Hộ cận nghèo; Hộ mới thoát nghèo; Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; Tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm; Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần tích cực hỗ trợ người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện vươn lên, phát triển kinh tế, xã hội.
Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng Đỗ Đình Phương cho hay: Nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng CSXH đã góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ hộ nghèo có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng chăn nuôi, trồng trọt từ đó tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững.
Có thể nói, nguồn vốn vay ưu đãi là điểm tựa cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện./.
Năm 2015, chị được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi dành cho hộ nghèo ở ngân hàng Chính sách xã hội. Thấy được đây là cơ hội để mở rộng quy mô chăn nuôi. Chị đã bàn bạc với chồng và mạnh dạn vay vốn, để mở rộng chuồng trại và mua thêm con giống. Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi 50 triệu đồng và học hỏi cách chăn nuôi khoa học, kinh tế gia đình chị ngày một phát triển ổn định. Trung bình mỗi năm, gia đình chị xuất bán hơn 100 con heo thịt, gần 200 con gà, vịt…
Còn vợ chồng anh Hồ Văn Cưu ở thôn Kà Tinh xã Trà Sơn những năm gần đây đã trở thành tấm gương gia đình trẻ tiêu biểu trong làm ăn, phát triển kinh tế. Từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, vợ chồng anh đã bàn bạc, cùng nhau làm kinh tế. Năm 2023 anh được nhà nước hỗ trợ bò giống. Sẵn đất vườn nhà anh, anh vay thêm nguồn hỗ trợ sản suất từ Ngân hàng CSXH 50 triệu đồng để đầu tư mở rộng chuồng trại, nuôi heo lấy thịt, nuôi cá trê….vợ buôn bán nhỏ với quày hàng tạp hoá. Hiện nay thu nhập của gia đình đã tương đối ổn định, anh chính thức thoát nghèo từ cuối năm 2023.
Tại huyện Trà Bồng, nguồn vốn vay ưu đãi qua ngân hàng chính sách xã hội huyện tính đến 30/09/2024, doanh số cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trà Bồng đạt trên 110 tỷ đồng, với 2.126 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính khác được vay vốn để phát triển kinh tế, tạo việc làm.
Doanh số cho vay tập trung ở các chương trình tín dụng như hộ nghèo; Hộ cận nghèo; Hộ mới thoát nghèo; Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; Tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm; Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần tích cực hỗ trợ người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện vươn lên, phát triển kinh tế, xã hội.
Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng Đỗ Đình Phương cho hay: Nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng CSXH đã góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ hộ nghèo có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng chăn nuôi, trồng trọt từ đó tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững.
Có thể nói, nguồn vốn vay ưu đãi là điểm tựa cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện./.
Nam Phong
Nguồn:admin.quangngai.gov.vn Sao chép liên kết