TRÀ BỒNG: NỖ LỰC HỖ TRỢ PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ KHÔNG SINH CON TẠI NHÀ
Trong điều kiện khó khăn chung ở vùng miền núi, đường sá xa xôi, cách trở, khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ mang thai còn rất hạn chế, nhiều chị em phụ nữ không thực hiện khám thai định kì. Sự việc sản phụ H.T.G ở xã Trà Xinh, huyện Trà Bồng bị vỡ tử cung sau khi tự sinh con tại nhà vào ngày 6/10 là một trong những trường hợp điển hình cho sự nguy hiểm khó lường khi phụ nữ tự sinh con tại nhà mà không đến cơ sở y tế. Chị G may mắn được các y bác sĩ bệnh viện Sản Nhi tỉnh cấp cứu kịp thời, khỏi cửa tử. Nhưng những năm qua, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng cao Trà Bồng đã không may mắn như chị G, nhiều người đánh đổi tính mạng khi sinh con tại nhà.
Chị Đinh Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN xã Trà Xinh cho hay, nhiều năm nay, Hội phụ nữ xã thường xuyên tuyên truyền, vận động phụ nữ trong tuổi sinh đẻ thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, đi thăm khám thai định kì. Đặc biệt, từ năm 2023, Trà Xinh là 1 trong 13 xã của huyện Trà Bồng nằm trong vùng thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến 2025 có nhiều nội dung nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn là một trong những nội dung quan trọng, được Hội tích cực triển khai. Cách đây 3 tuần, Hội cũng vừa tổ chức truyền thông, tuyên truyền phụ nữ mang thai không sinh con tại nhà. Tuy nhiên, vi nhiều nguyên nhân, nhiều phụ nữ mang thai vẫn còn sinh con tại nhà.
Theo chị Mai Thị Xinh, CHủ tịch Hội LHPN xã Hương Trà, nguyên nhân chính khiến phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi mang thai không đi khám thai thưởng xuyên, sinh con tại nhà là vì điều kiện kinh tế khó khăn, đường sá xa xôi, đi lại không thuận lợi. Nhiều chị em không đủ tiền để thuê xe đi viện khi chuyển dạ. Đặc biệt nhiều người chủ quan, khi mang thai lần 2, lần 3, nghĩ sinh con đầu dễ nên lần sinh sau chủ quan, không đến cơ sở y tế để sinh con.
Đầu năm 2024, tại xã Hương Trà, Hội LHPN tỉnh phối hợp với hội LHPN huyện Trà Bồng đã tổ chức chiến dịch truyền thông vận động phụ nữ mang thai không sinh con tại nhà. Hội LHPN huyện tích cực triển khai đến 13 xã trong vùng dự án 8 trên địa bàn huyện, tăng cường truyền thông, phối hợp với y tế xã triển khai gói hỗ trợ sinh đẻ an toàn cho phụ nữ dân tộc thiểu số.
Hiện nay, Hương Trà là xã đầu tiên trên địa bàn huyện Trà Bồng đã triển khai hiệu quả gói hỗ trợ sinh đẻ an toàn từ nguồn kinh phí Dự án 8. Theo chị Mai Thị Xinh, Chủ tịch Hội LHPN xã Hương Trà, từ đầu năm đến nay, Hội Phụ nữ xã phối hợp với Trạm y tế xã hỗ trợ cho 14 sản phụ hưởng chế độ theo Gói hỗ trợ sinh nở an toàn này. Mỗi phụ nữ mang thai, khám thai đúng định kì, đầy đủ, sinh đẻ tại cơ sở y tế, khi cung cấp đủ thông tin chứng từ thăm khám thai sẽ được hỗ trợ 2.600 .000 đồng đối với ca sinh thường, và 2.800.000 đồng đối với ca sinh mổ.
Cũng theo chị Xinh, nhờ có chương trình hỗ trợ này, tỉ lệ phụ nữ mang thai trên địa bàn xã đi khám thai, sinh con tại cơ sở y tế tăng cao so với các năm về trước. Đến nay hơn 2/3 phụ nữ mang thai đã đến cơ sở y tế khám thai và sinh con. Đây là con số rất đáng mừng, vì ngày xưa rất hiếm phụ nữ đi khám thai định kì.
Chị Hồ Thị Nghiệp ở tổ 5 thôn Trà Vân xã Hương Trà đang mang thai tháng thứ 6 cho hay: Ban đầu khi mang thai cũng nghe theo kinh nghiệm của mẹ, bà đi trước, nghĩ không cần đi khám thai, nhưng sau được cán bộ phụ nữ, y tế tuyên truyền, nói về lợi ích của việc khám thai nên mình đã đi khám thai đúng theo định kì của bác sĩ, được uống thêm thuốc sắt, canxi, khi sinh con mình chắc chắn sẽ đến trạm y tế để sinh cho an toàn….
Trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay vẫn còn tình trạng tảo hôn, không chăm sóc thai nghén, không nghỉ ngơi dưỡng thai, không đến cơ sở y tế mà sinh con tại nhà, không kiêng cữ sau sinh đã ảnh hưởng không tốt đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình của chị em phụ nữ.
Tình trạng phụ nữ sinh đẻ tại nhà không có cán bộ chuyên môn y tế giúp đỡ vẫn còn phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Đẻ tại nhà sẽ không được xử trí đúng cách nếu có tai biến sản khoa, dẫn đến tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.
Bà Hồ Thị Hồng Thuỷ, Chủ tịch Hội LHPN huyện Trà Bồng cho hay: thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn của chị em phụ nữ dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ mang thai, nên khi chương trình dự án 8 có nội dung hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn, huyện Hội đã tích cực chỉ đạo Hội Phụ nữ các xã vùng dự án, tích cực truyền thông, thông tin chính sách đến chị em phụ nữ. Phối hợp với y tế xã rà soát đối tượng, triển khai hỗ trợ phụ nữ. Hiện nay, xã Hương Trà đã thực hiện chi cho chị em trong diện thụ hưởng, các xã còn lại đang thực hiện rà soát, hỗ trợ sớm nhất cho chị em. Đây là chính sách rất nhân văn nên Hội Phụ nữ huyện rất nỗ lực để triển khai thực hiện hiệu quả nhất.
Trong khuôn khổ Dự án 8 sẽ triển khai 04 gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ em, qua đó góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
Mức chi cụ thể như sau:
- Hỗ trợ theo phương thức khoán cho bà mẹ sinh đẻ an toàn và chăm sóc tại nhà sau sinh tại các tỉnh có đông người dân tộc thiểu số và có tỷ lệ sinh con tại nhà cao hơn mức trung bình của cả nước (không bao gồm các dịch vụ được thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế).
+ Hỗ trợ chi phí đi lại cho bà mẹ và 01 người nhà chăm sóc khi đến sinh con tại cơ sở y tế: 100.000 đồng/người;
+ Hỗ trợ gói vật tư chăm sóc khi sinh gồm bỉm sơ sinh, băng vệ sinh cho bà mẹ, tã lót, áo sơ sinh, mũ, bao tay, bao chân em bé, khăn lau bé, túi đo lượng máu mất lúc sinh: 500.000 đồng/gói/người;
+ Hỗ trợ tiền ăn cho bà mẹ và người chăm sóc: 50.000 đồng/ngày/người (tối đa 3 ngày đối với sinh thường và 5 ngày đối với sinh mổ);
+ Hỗ trợ 01 lần lương thực, dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú trong 6 tháng đầu sau sinh: 1.200.000 đồng.
Ngoài ra, tại điểm a, khoản 2, Điều 44 Thông tư 15/2022/TT-BTC cũng quy định mức hỗ trợ đối với phụ nữ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh con nhằm bảo vệ và phát triển những dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù. Cụ thể:
- Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng tối thiểu 03 lần/thai kỳ; mức hỗ trợ tối đa 30.000 đồng/lần tư vấn/bà mẹ mang thai;
- Hỗ trợ cán bộ kỹ thuật khám, theo dõi và quản lý bà mẹ mang thai cho tới khi sinh con: tối đa 50.000 đồng/lần; không quá 04 lần/thai phụ;
- Hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ trước, trong và sau sinh: tối đa 500.000 đồng/bà mẹ/thai kỳ;
- Hỗ trợ phụ nữ mang thai thực hiện tầm soát, chẩn đoán một số bệnh tật bẩm sinh phổ biến theo Danh mục bệnh tật bẩm sinh phổ biến do Bộ Y tế quy định: Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ; đối đa 03 triệu đồng/bà mẹ;
- Hỗ trợ chi phí đi lại cho phụ nữ mang thai đến cơ sở y tế khám thai và thực hiện tầm soát, chẩn đoán một số bệnh tật bẩm sinh phổ biến: tối đa 500.000 đồng/bà mẹ;
- Hỗ trợ cho phụ nữ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh con đúng chính sách dân số: tối đa 03 triệu đồng/bà mẹ./.
Chị Đinh Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN xã Trà Xinh cho hay, nhiều năm nay, Hội phụ nữ xã thường xuyên tuyên truyền, vận động phụ nữ trong tuổi sinh đẻ thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, đi thăm khám thai định kì. Đặc biệt, từ năm 2023, Trà Xinh là 1 trong 13 xã của huyện Trà Bồng nằm trong vùng thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến 2025 có nhiều nội dung nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn là một trong những nội dung quan trọng, được Hội tích cực triển khai. Cách đây 3 tuần, Hội cũng vừa tổ chức truyền thông, tuyên truyền phụ nữ mang thai không sinh con tại nhà. Tuy nhiên, vi nhiều nguyên nhân, nhiều phụ nữ mang thai vẫn còn sinh con tại nhà.
Theo chị Mai Thị Xinh, CHủ tịch Hội LHPN xã Hương Trà, nguyên nhân chính khiến phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi mang thai không đi khám thai thưởng xuyên, sinh con tại nhà là vì điều kiện kinh tế khó khăn, đường sá xa xôi, đi lại không thuận lợi. Nhiều chị em không đủ tiền để thuê xe đi viện khi chuyển dạ. Đặc biệt nhiều người chủ quan, khi mang thai lần 2, lần 3, nghĩ sinh con đầu dễ nên lần sinh sau chủ quan, không đến cơ sở y tế để sinh con.
Đầu năm 2024, tại xã Hương Trà, Hội LHPN tỉnh phối hợp với hội LHPN huyện Trà Bồng đã tổ chức chiến dịch truyền thông vận động phụ nữ mang thai không sinh con tại nhà. Hội LHPN huyện tích cực triển khai đến 13 xã trong vùng dự án 8 trên địa bàn huyện, tăng cường truyền thông, phối hợp với y tế xã triển khai gói hỗ trợ sinh đẻ an toàn cho phụ nữ dân tộc thiểu số.
Hiện nay, Hương Trà là xã đầu tiên trên địa bàn huyện Trà Bồng đã triển khai hiệu quả gói hỗ trợ sinh đẻ an toàn từ nguồn kinh phí Dự án 8. Theo chị Mai Thị Xinh, Chủ tịch Hội LHPN xã Hương Trà, từ đầu năm đến nay, Hội Phụ nữ xã phối hợp với Trạm y tế xã hỗ trợ cho 14 sản phụ hưởng chế độ theo Gói hỗ trợ sinh nở an toàn này. Mỗi phụ nữ mang thai, khám thai đúng định kì, đầy đủ, sinh đẻ tại cơ sở y tế, khi cung cấp đủ thông tin chứng từ thăm khám thai sẽ được hỗ trợ 2.600 .000 đồng đối với ca sinh thường, và 2.800.000 đồng đối với ca sinh mổ.
Cũng theo chị Xinh, nhờ có chương trình hỗ trợ này, tỉ lệ phụ nữ mang thai trên địa bàn xã đi khám thai, sinh con tại cơ sở y tế tăng cao so với các năm về trước. Đến nay hơn 2/3 phụ nữ mang thai đã đến cơ sở y tế khám thai và sinh con. Đây là con số rất đáng mừng, vì ngày xưa rất hiếm phụ nữ đi khám thai định kì.
Chị Hồ Thị Nghiệp ở tổ 5 thôn Trà Vân xã Hương Trà đang mang thai tháng thứ 6 cho hay: Ban đầu khi mang thai cũng nghe theo kinh nghiệm của mẹ, bà đi trước, nghĩ không cần đi khám thai, nhưng sau được cán bộ phụ nữ, y tế tuyên truyền, nói về lợi ích của việc khám thai nên mình đã đi khám thai đúng theo định kì của bác sĩ, được uống thêm thuốc sắt, canxi, khi sinh con mình chắc chắn sẽ đến trạm y tế để sinh cho an toàn….
Trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay vẫn còn tình trạng tảo hôn, không chăm sóc thai nghén, không nghỉ ngơi dưỡng thai, không đến cơ sở y tế mà sinh con tại nhà, không kiêng cữ sau sinh đã ảnh hưởng không tốt đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình của chị em phụ nữ.
Tình trạng phụ nữ sinh đẻ tại nhà không có cán bộ chuyên môn y tế giúp đỡ vẫn còn phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Đẻ tại nhà sẽ không được xử trí đúng cách nếu có tai biến sản khoa, dẫn đến tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.
Bà Hồ Thị Hồng Thuỷ, Chủ tịch Hội LHPN huyện Trà Bồng cho hay: thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn của chị em phụ nữ dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ mang thai, nên khi chương trình dự án 8 có nội dung hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn, huyện Hội đã tích cực chỉ đạo Hội Phụ nữ các xã vùng dự án, tích cực truyền thông, thông tin chính sách đến chị em phụ nữ. Phối hợp với y tế xã rà soát đối tượng, triển khai hỗ trợ phụ nữ. Hiện nay, xã Hương Trà đã thực hiện chi cho chị em trong diện thụ hưởng, các xã còn lại đang thực hiện rà soát, hỗ trợ sớm nhất cho chị em. Đây là chính sách rất nhân văn nên Hội Phụ nữ huyện rất nỗ lực để triển khai thực hiện hiệu quả nhất.
Trong khuôn khổ Dự án 8 sẽ triển khai 04 gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ em, qua đó góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
Mức chi cụ thể như sau:
- Hỗ trợ theo phương thức khoán cho bà mẹ sinh đẻ an toàn và chăm sóc tại nhà sau sinh tại các tỉnh có đông người dân tộc thiểu số và có tỷ lệ sinh con tại nhà cao hơn mức trung bình của cả nước (không bao gồm các dịch vụ được thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế).
+ Hỗ trợ chi phí đi lại cho bà mẹ và 01 người nhà chăm sóc khi đến sinh con tại cơ sở y tế: 100.000 đồng/người;
+ Hỗ trợ gói vật tư chăm sóc khi sinh gồm bỉm sơ sinh, băng vệ sinh cho bà mẹ, tã lót, áo sơ sinh, mũ, bao tay, bao chân em bé, khăn lau bé, túi đo lượng máu mất lúc sinh: 500.000 đồng/gói/người;
+ Hỗ trợ tiền ăn cho bà mẹ và người chăm sóc: 50.000 đồng/ngày/người (tối đa 3 ngày đối với sinh thường và 5 ngày đối với sinh mổ);
+ Hỗ trợ 01 lần lương thực, dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú trong 6 tháng đầu sau sinh: 1.200.000 đồng.
Ngoài ra, tại điểm a, khoản 2, Điều 44 Thông tư 15/2022/TT-BTC cũng quy định mức hỗ trợ đối với phụ nữ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh con nhằm bảo vệ và phát triển những dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù. Cụ thể:
- Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng tối thiểu 03 lần/thai kỳ; mức hỗ trợ tối đa 30.000 đồng/lần tư vấn/bà mẹ mang thai;
- Hỗ trợ cán bộ kỹ thuật khám, theo dõi và quản lý bà mẹ mang thai cho tới khi sinh con: tối đa 50.000 đồng/lần; không quá 04 lần/thai phụ;
- Hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ trước, trong và sau sinh: tối đa 500.000 đồng/bà mẹ/thai kỳ;
- Hỗ trợ phụ nữ mang thai thực hiện tầm soát, chẩn đoán một số bệnh tật bẩm sinh phổ biến theo Danh mục bệnh tật bẩm sinh phổ biến do Bộ Y tế quy định: Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ; đối đa 03 triệu đồng/bà mẹ;
- Hỗ trợ chi phí đi lại cho phụ nữ mang thai đến cơ sở y tế khám thai và thực hiện tầm soát, chẩn đoán một số bệnh tật bẩm sinh phổ biến: tối đa 500.000 đồng/bà mẹ;
- Hỗ trợ cho phụ nữ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh con đúng chính sách dân số: tối đa 03 triệu đồng/bà mẹ./.
Tin, ảnh: Nhị Phương
Nguồn:admin.quangngai.gov.vn Sao chép liên kết