Trà Bồng: Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
Thực hiện Tiểu dự án 2 "về hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị”, thuộc Dự án 3 của Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Trà Bồng đã triển khai dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết cây quế (dự án), với tổng kinh phí trên 9,5 tỷ đồng.
Tham gia dự án, cuối năm 2023, anh Hồ Văn Năng, ở xã Trà Thủy (Trà Bồng), được cấp 5.000 cây quế giống. Sau gần 10 tháng xuống giống, cây quế sinh trưởng khá tốt, tỷ lệ sống cao. Ngoài ra, anh Năng còn được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình chăm sóc cây quế. “Gia đình tôi có vườn quế, nhưng với cách chăm sóc truyền thống, cây quế chậm phát triển và chất lượng chưa đảm bảo. Giờ chúng tôi được hướng dẫn kỹ thuật, lại được cán bộ thường xuyên hỗ trợ nên cây quế phát triển rất tốt”, anh Năng cho biết.
Tham gia dự án có 192 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn 4 xã Trà Lâm, Trà Sơn, Trà Thủy và Trà Hiệp (Trà Bồng), với quy mô khoảng 260ha. Đây là những hộ có kinh nghiệm và có đất trồng quế. Đơn vị chủ trì liên kết của dự án là Công ty TNHH Một thành viên Thương mại và Đầu tư Lâm Phát. Ngoài cung ứng giống quế và vật tư nông nghiệp cho các hộ dân tham gia dự án, đơn vị cũng theo dõi chặt chẽ từ khâu làm đất, xuống giống và giai đoạn chăm sóc.
Quế là cây trồng truyền thống ở huyện Trà Bồng, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Cor nơi đây. Dự án nói trên được triển khai hướng đến mục tiêu phát triển cây quế với sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân, nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu quế, đáp ứng nhu cầu sản xuất các sản phẩm, cũng như xây dựng thương hiệu “Cây quế Trà Bồng”. Đồng thời, giúp đồng bào DTTS thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong canh tác nông nghiệp, cũng như phát triển kinh tế hộ gia đình.
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Trà Bồng Nguyễn Công Vinh cho biết, dự án kết nối từ đầu vào đến đầu ra, giúp thay đổi nhận thức người dân trong thực hiện chuỗi liên kết cây quế. “Trong quá trình thực hiện dự án, chúng tôi đảm bảo từ cung ứng giống vật tư đến tiêu thụ sản phẩm và thay đổi nhận thức của người dân về canh tác cây quế theo chuỗi liên kết. Thời gian đến, chúng tôi sẽ bao tiêu sản phẩm đối với những hộ dân tham gia dự án quế và những hộ dân lân cận có phát triển cây quế trên địa bàn”, ông Vinh cho hay.
Liên kết hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị ở các huyện miền núi, giúp người dân khai thác hiệu quả lợi thế từ các loại cây trồng, vật nuôi bản địa. Qua đó, mở ra hướng đi mới để phát triển những cây trồng có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Tham gia dự án, cuối năm 2023, anh Hồ Văn Năng, ở xã Trà Thủy (Trà Bồng), được cấp 5.000 cây quế giống. Sau gần 10 tháng xuống giống, cây quế sinh trưởng khá tốt, tỷ lệ sống cao. Ngoài ra, anh Năng còn được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình chăm sóc cây quế. “Gia đình tôi có vườn quế, nhưng với cách chăm sóc truyền thống, cây quế chậm phát triển và chất lượng chưa đảm bảo. Giờ chúng tôi được hướng dẫn kỹ thuật, lại được cán bộ thường xuyên hỗ trợ nên cây quế phát triển rất tốt”, anh Năng cho biết.
Tham gia dự án có 192 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn 4 xã Trà Lâm, Trà Sơn, Trà Thủy và Trà Hiệp (Trà Bồng), với quy mô khoảng 260ha. Đây là những hộ có kinh nghiệm và có đất trồng quế. Đơn vị chủ trì liên kết của dự án là Công ty TNHH Một thành viên Thương mại và Đầu tư Lâm Phát. Ngoài cung ứng giống quế và vật tư nông nghiệp cho các hộ dân tham gia dự án, đơn vị cũng theo dõi chặt chẽ từ khâu làm đất, xuống giống và giai đoạn chăm sóc.
Quế là cây trồng truyền thống ở huyện Trà Bồng, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Cor nơi đây. Dự án nói trên được triển khai hướng đến mục tiêu phát triển cây quế với sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân, nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu quế, đáp ứng nhu cầu sản xuất các sản phẩm, cũng như xây dựng thương hiệu “Cây quế Trà Bồng”. Đồng thời, giúp đồng bào DTTS thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong canh tác nông nghiệp, cũng như phát triển kinh tế hộ gia đình.
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Trà Bồng Nguyễn Công Vinh cho biết, dự án kết nối từ đầu vào đến đầu ra, giúp thay đổi nhận thức người dân trong thực hiện chuỗi liên kết cây quế. “Trong quá trình thực hiện dự án, chúng tôi đảm bảo từ cung ứng giống vật tư đến tiêu thụ sản phẩm và thay đổi nhận thức của người dân về canh tác cây quế theo chuỗi liên kết. Thời gian đến, chúng tôi sẽ bao tiêu sản phẩm đối với những hộ dân tham gia dự án quế và những hộ dân lân cận có phát triển cây quế trên địa bàn”, ông Vinh cho hay.
Liên kết hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị ở các huyện miền núi, giúp người dân khai thác hiệu quả lợi thế từ các loại cây trồng, vật nuôi bản địa. Qua đó, mở ra hướng đi mới để phát triển những cây trồng có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
BBT
Nguồn:admin.quangngai.gov.vn Sao chép liên kết