Trang thông tin điện tử

Huyện Trà Bồng

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phương án phòng chống lụt bão năm 2023

Để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện, vừa qua, UBND huyện đã ban hành Phương án phòng, chống lụt bão năm 2023.

Trà Bồng nằm ở vùng khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình 26-27 °C, có 2 mùa mưa nắng tương đối rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, thường hay gây lũ, lụt, sạt lở núi gây khó khăn trở ngại cho đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện. Trong năm 2022, trên địa bàn huyện Trà Bồng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 03 đợt thiên tai, gây thiệt hại về người, tài sản, cây cối hoa màu… trong đó có 1 người chết; về nhà ở thiệt hại 162 nhà, giá trị thiệt hại hơn 4 tỷ đồng. Diện tích lúa thuần bị thiệt hại là 42 ha; ruộng bị sa bồi, thuỷ phá 10 ha, ước giá trị thiệt hại khoảng 320 triệu đồng. Thiệt hại về chăn nuôi khoảng 120 triệu đồng. Hư hỏng 6 công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, ước giá trị thiệt hại khoảng 650 triệu đồng. Sạt lở nghiêm trọng nhiều điểm ở các tuyến đường trong huyện, ước giá trị thiệt hại khoảng 7 tỷ đồng. Thiệt hại khác hơn 70 tỷ đồng.

Hàng năm trên địa bàn huyện chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của các loại thiên tai như sau: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, dông lốc, sét, sạt lở đất và các hiện tượng thời tiết khác như: gió Tây Nam khô nóng, gió mùa Đông Bắc. Chính vì thế, trong năm 2023, để chủ động phòng chống lụt bão, Uỷ ban nhân dân huyện, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đã kịp thời tổ chức kiện toàn bộ máy, phân công nhiệm vụ các thành viên, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Ngoài ra, theo từng đợt thiên tai có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp trên địa bàn huyện, qua sự cảnh báo và chỉ đạo các cấp. Uỷ ban nhân dân huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện sẽ ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo từng đợt thiên tai.
Về công tác chuẩn bị, Phương án đề ra các nội dung cụ thể như: Chuẩn bị về thông tin liên lạc; chuẩn bị lực lượng tại chỗ với số lượng 1.439 người; chuẩn bị về phương tiện, thiết bị, vật tư tại chỗ; chuẩn bị về công tác hậu cần; dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống trong nhân dân; tổ chức kiểm tra, vận hành, chạy thử các trang thiết bị, phương tiện trước thời kỳ cao điểm về thiên tai; Phương án bảo vệ các công trình thủy lợi, thủy điện, hồ chứa, các công trình đang thi công…Bên cạnh đó, UBND huyện cũng xây dựng Phương án ứng phó một số tình huống thiên tai nguy hiểm như ứng phó với bão, ứng phó với ngập, lụt; ứng phó với các loại thiên tai khác như Lũ quét, dông, lốc, sét, sạt lở núi, sạt lở đất, không khí lạnh, rét và gió mùa đông bắc…
Tổng kinh phí dự trù để thực hiện Phương án ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 là: 1.195.300.000 đồng.
UBND huyện đã giao cho Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện kiểm tra phương án PCTT&TKCN và các loại vật tư, thiết bị, hậu cần, kinh phí dự trữ, kinh phí hoạt động của Ban chỉ huy. Kiểm tra việc xây dựng Phương án của các địa phương, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện (theo phương châm "bốn tại chỗ”); công tác chuẩn bị vật tư, thiết bị trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quản lý. Phân công trực Ban chỉ huy 24/24 giờ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ huy phụ trách địa bàn, các thành viên Ban chỉ huy căn cứ vào địa bàn và lĩnh vực phụ trách đã phân công kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo. Thành lập đoàn kiểm tra, kiểm tra phương án PCTT&TKCN của một số địa phương đặc biệt là kiểm tra phương châm bốn tại chỗ tại các đơn vị địa phương tránh tình trạng báo cáo có nhưng thực tế lại không có, không đủ. Chỉ đạo Tổ giúp việc Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện tổ chức phân công trực ban phòng chống lụt bão, kịp thời tổng hợp báo cáo Thường trực Ban chỉ huy về tình hình bão lũ.

Tin, ảnh: Thị Vị


Tra cứu văn bản

Thông tin tiện ích

Thống kê truy cập

Đang online: 397
Hôm nay: 159
Hôm qua: 4.066
Năm 2025: 241.711
Tất cả: 241.743