TRÀ BỒNG DẠY TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH MẦM NON, TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
Tại điểm Trường Tiểu học thôn Nguyên thuộc trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Trà Hiệp năm học 2023-2024 sẽ có 1 lớp Một với 12 em học sinh. Từ đầu tháng 8 đến nay, cô giáo phụ trách lớp Một đã tổ chức dạy tăng cường Tiếng Việt cho các con. Cô giáo triển khai bài dạy theo chương trình dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số. Bài học trực quan, cô giáo chuẩn bị các loại trái cây thực tế, giúp học sinh nhận biết, phát âm chuẩn rõ, chơi trò chơi để các em tự tin, vui tươi, thỏa mái.
Cô Nguyễn Thị Sanh cho hay: Các em nhỏ ở đây ít tiếp xúc Tiếng Việt, nhiều em chưa nói được tiếng Kinh, cô giúp các em phát âm đúng, nói được tiếng Kinh thông qua các đồ vật, sự vật thực tế, tranh ảnh. Tổ chức chơi trò chơi để các con dạn dĩ hơn, gần gũi với cô hơn. So với ngày đầu mới học thì sau 2 tuần học các con đã có sự thay đổi rõ rệt.
Trên điểm trường chính Trường PTDT bán trú Tiểu học Trà Thanh, lớp học đông hơn. Các em cũng được cô giáo dạy kết hợp trực quan, tập tranh học Tiếng Việt, kết hợp xem hình ảnh trên màn hình ti vi. Đối với học sinh mầm non người dân tộc thiểu số, việc tăng cường Tiếng Việt là vô cùng quan trọng, là nền tảng để các mạnh dạn, tự tin vào lớp 1
Cô Lê Thị Thuận phụ trách lớp cho hay: Việc dạy học này rất tốt, rất bổ ích đối với các em. 3 tuần học này rất quan trọng, giúp cô giáo ổn định tâm lí, cho các con làm quen với việc học ở Tiểu học, tiếp xúc với bạn bè, nói hoàn toàn bằng tiếng phổ thông khi vào lớp cho các con quen dần, để sau khi vào năm học sẽ tiếp thu bài tốt hơn và theo kịp chương trình.
Theo kế hoạch, việc dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số năm học 2023-2024 được tổ chức trong 3 tuần, bắt đầu từ ngày 1/8 các trường triển khai cho giáo viên và chính thức dạy từ ngày 7/8 đến 25/8. Ngay sau khi Phòng giáo dục có công văn chỉ đạo, kế hoạch triển khai đề án, các trường khẩn trương tổ chức dạy học, đến nay là tuần cuối cùng và đã có những hiệu quả nhất định.
Bà Đinh Thị Sơn, Phó Phòng giáo dục huyện Trà Bồng cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện về thực hiện Đề án Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh Mầm non và Tiểu học vùng dân tộc thiểu số năm học 2023-2024, Phòng đã khẩn trương xây dựng kế hoạch, chỉ đạo 17 trường dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh giúp các con có nền tảng tiếng Việt khi vào lớp Một. Toàn huyện có 59 lớp với 850 em học sinh Mầm non 5 tuổi vào lớp Một tham gia đợt học này.
Phát triển giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương. Học sinh mầm non, tiểu học là gốc rễ, là tương lai của dân tộc, đất nước. Xác định tầm quan trọng đó, huyện Trà Bồng luôn ưu tiên nguồn lực, tích cực triển khai các chương trình, đề án phát triển giáo dục, trong đó có dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS vào lớp Một.
Ông Đỗ Đình Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho hay: Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện Trà Bồng xác định việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 là nhiệm vụ hết sức quan trọng, tạo tâm thế cho các em vào lớp 1, đáp ứng chương trình phổ thông mới, cuối năm học 2022-2023, UBND huyện chỉ đạo PGD xây dựng kế hoạch chỉ đạo các trường triển khai dạy học nghiêm túc, chất lượng.
Năm học mới 2023-2024 sắp bắt đầu, một chặng đường mới đang mở ra với các em. 3 tuần học tăng cường Tiếng Việt sẽ là hành trang cho các em học sinh người dân tộc thiểu số bước vào lớp 1 tự tin, mạnh dạn, tiếp thu tốt những kiến thức mới mẻ từ chương trình giáo dục phổ thông, bước vào tương lai rộng mở./.
Cô Nguyễn Thị Sanh cho hay: Các em nhỏ ở đây ít tiếp xúc Tiếng Việt, nhiều em chưa nói được tiếng Kinh, cô giúp các em phát âm đúng, nói được tiếng Kinh thông qua các đồ vật, sự vật thực tế, tranh ảnh. Tổ chức chơi trò chơi để các con dạn dĩ hơn, gần gũi với cô hơn. So với ngày đầu mới học thì sau 2 tuần học các con đã có sự thay đổi rõ rệt.
Trên điểm trường chính Trường PTDT bán trú Tiểu học Trà Thanh, lớp học đông hơn. Các em cũng được cô giáo dạy kết hợp trực quan, tập tranh học Tiếng Việt, kết hợp xem hình ảnh trên màn hình ti vi. Đối với học sinh mầm non người dân tộc thiểu số, việc tăng cường Tiếng Việt là vô cùng quan trọng, là nền tảng để các mạnh dạn, tự tin vào lớp 1
Cô Lê Thị Thuận phụ trách lớp cho hay: Việc dạy học này rất tốt, rất bổ ích đối với các em. 3 tuần học này rất quan trọng, giúp cô giáo ổn định tâm lí, cho các con làm quen với việc học ở Tiểu học, tiếp xúc với bạn bè, nói hoàn toàn bằng tiếng phổ thông khi vào lớp cho các con quen dần, để sau khi vào năm học sẽ tiếp thu bài tốt hơn và theo kịp chương trình.
Theo kế hoạch, việc dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số năm học 2023-2024 được tổ chức trong 3 tuần, bắt đầu từ ngày 1/8 các trường triển khai cho giáo viên và chính thức dạy từ ngày 7/8 đến 25/8. Ngay sau khi Phòng giáo dục có công văn chỉ đạo, kế hoạch triển khai đề án, các trường khẩn trương tổ chức dạy học, đến nay là tuần cuối cùng và đã có những hiệu quả nhất định.
Bà Đinh Thị Sơn, Phó Phòng giáo dục huyện Trà Bồng cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện về thực hiện Đề án Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh Mầm non và Tiểu học vùng dân tộc thiểu số năm học 2023-2024, Phòng đã khẩn trương xây dựng kế hoạch, chỉ đạo 17 trường dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh giúp các con có nền tảng tiếng Việt khi vào lớp Một. Toàn huyện có 59 lớp với 850 em học sinh Mầm non 5 tuổi vào lớp Một tham gia đợt học này.
Phát triển giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương. Học sinh mầm non, tiểu học là gốc rễ, là tương lai của dân tộc, đất nước. Xác định tầm quan trọng đó, huyện Trà Bồng luôn ưu tiên nguồn lực, tích cực triển khai các chương trình, đề án phát triển giáo dục, trong đó có dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS vào lớp Một.
Ông Đỗ Đình Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho hay: Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện Trà Bồng xác định việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 là nhiệm vụ hết sức quan trọng, tạo tâm thế cho các em vào lớp 1, đáp ứng chương trình phổ thông mới, cuối năm học 2022-2023, UBND huyện chỉ đạo PGD xây dựng kế hoạch chỉ đạo các trường triển khai dạy học nghiêm túc, chất lượng.
Năm học mới 2023-2024 sắp bắt đầu, một chặng đường mới đang mở ra với các em. 3 tuần học tăng cường Tiếng Việt sẽ là hành trang cho các em học sinh người dân tộc thiểu số bước vào lớp 1 tự tin, mạnh dạn, tiếp thu tốt những kiến thức mới mẻ từ chương trình giáo dục phổ thông, bước vào tương lai rộng mở./.
Tin, ảnh: Nhị Phương, Việt Cường
Nguồn:admin.quangngai.gov.vn Sao chép liên kết